Xe tải chở lợn bệnh từ Bắc Ninh vào tỉnh Quảng Nam, dừng hai ngày bán dạo nhiều nơi mới bị phát hiện.
Sáng 28/5, tại cuộc họp trực tuyến phòng, chống dịch tả lợn châu Phi của UBND tỉnh Quảng Nam, nhiều ý kiến đã "mổ xẻ" việc xe tải chở lợn mắc bệnh từ miền Bắc đến bán trên địa bàn tỉnh mà cơ quan chức năng không biết.
Xe tải chở lợn bệnh của ông Phạm Minh Vỹ. Ảnh: Đắc Thành.
Theo Chi cục chăn nuôi và thú y Quảng Nam, ngày 25/5 xe tải chở lợn của ông Phạm Minh Vỹ (36 tuổi, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đi qua chốt kiểm dịch đóng trên quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Điện Bàn. Lúc này lực lượng chức năng không phát hiện lợn trên xe có dấu hiệu bị bệnh, giấy tờ vận chuyển đầy đủ nên cho đi.
Ngày 26/5, xe chạy đến thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình dừng lại bán lợn; ngày 27/5 xe đến huyện Phú Ninh tiếp tục bán.
"Tại huyện Phú Ninh, cơ quan chức năng phát hiện số lợn bị dịch tả châu Phi nên đã lập biên bản, tạm giữ giấy tờ xe của ông Vỹ để xử lý. Ông Vỹ khai báo chỉ là người chở thuê, chúng tôi đã xác định người mua lợn (ở Quảng Ngãi) nhưng người này đang lẩn trốn", ông Nguyễn Thành Nam, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thú y Quảng Nam nói.
Theo ông Nam, tại chốt kiểm dịch, trường hợp nghi ngờ lợn mắc bệnh, cán bộ thú y sẽ lấy mẫu để kiểm tra; còn lợn khỏe mạnh và xe đầy đủ giấy tờ thì phun thuốc tiêu độc khử trùng và cho đi qua.
"Theo giấy tờ, số lợn này chở vào Quảng Ngãi, nhưng tài xế đã dừng lại bán dạo ở Quảng Nam nên cơ quan chức năng không phát hiện được", ông Nam nói và cho biết đã thông báo cho các huyện Phú Ninh, Thăng Bình truy tìm số lợn ông Vỹ bán để xử lý, tránh lây lan.
Chốt kiểm dịch được tỉnh Quảng Nam đặt trên quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Điện Bàn. Ảnh: Đắc Thành.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói, tỉnh sẽ kiểm tra việc các cơ quan để xe tải chạy vào địa phương bán lợn bệnh là "thiếu sót ở chỗ nào".
"Việc người nơi khác chở lợn bệnh đến bán nhưng người dân vẫn tiêu thụ là trách nhiệm của chính quyền địa phương, không làm tốt công tác thông tin giúp người dân tránh tiêu thụ loại lợn như thế", ông Thanh nói và yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý theo quy định.
Trước đó ngày 24/5, ông Phạm Minh Vỹ được một chủ lò mổ ở Quảng Ngãi thuê chở 150 con lợn từ Bắc Ninh về. Số lợn xuất phát từ trại của một hộ dân xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành và có giấy chứng nhận kiểm dịch không có dịch tả lợn châu Phi. Thời gian vận chuyển từ ngày 24 đến 26/5.
Sau chặng đường qua nhiều tỉnh, thành, khi đến Quảng Nam, ông Vỹ gọi điện cho chủ lò mổ song người này không nghe máy nên ông đã tháo giấy niêm phong trên xe để bán lợn dọc đường. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện bán lợn bệnh ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam), trên xe của ông Vỹ có 34 con lợn sống, 5 con lợn chết.
Giữa tháng 3/2019, Quảng Nam lập 2 chốt kiểm dịch động vật trên quốc lộ 1A. Các thành viên của chốt túc trực 24/24 giờ gồm lực lượng của Chi cục Chăn nuôi và thú y, Công an tỉnh và Cục Quản lý thị trường tỉnh.
Ngày 14/5, tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên xuất hiện lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi, sau đó lan sang các vùng lận cận của huyện này. Đến nay, dịch đã xuất hiện ở huyện Thăng Bình, thị xã Điện Bàn và TP Tam Kỳ. Quảng Nam đã tiêu hủy hơn 200 con lợn mắc bệnh.
Đắc Thành
Lúc này lực lượng chức năng không phát hiện lợn trên xe có dấu hiệu bị bệnh máy phát điện dân dụng
Trả lờiXóaViệc người nơi khác chở lợn bệnh đến bán nhưng người dân vẫn tiêu thụ là trách nhiệm của chính quyền địa phương máy hút ẩm công nghiệp giá rẻ
Trả lờiXóa