Phụ nữ Ai Cập cổ đại nghiền nát đá quý bôi lên môi hoặc nghiền kiến đỏ, bọ cánh cứng trộn với nước ép giúp môi đỏ mọng.
Từ nghìn năm trước, con người đã quan tâm đến việc làm đẹp, đặc biệt là tô son môi đỏ. Đôi môi đỏ ban đầu để phân biệt quý tộc với các tầng lớp thấp hơn, sau này trở thành cách trang điểm. Công thức chế tạo son môi thời cổ đại bao gồm những thành phần kỳ lạ.
Ai Cập cổ đại
Phụ nữ Ai Cập cổ đại rất thích tô son màu đỏ. Bức tượng bán thân nổi tiếng của nữ hoàng Nefertiti với đôi môi màu đỏ của bà trở thành một ví dụ mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính. Các tài liệu lịch sử ghi chép cách mà người Ai Cập cổ đại dùng là nghiền nát hồng ngọc và các loại đá quý khác, trộn với chì trắng bôi lên môi.
Nữ hoàng Cleopatra VII chế son môi từ kiến đỏ và bọ cánh cứng nghiền nát, trộn với nước ép quả giúp đỏ mọng môi. Nếu muốn thêm phần tỏa sáng, bà trộn các thành phần này với vảy cá nhỏ. Các nhà khoa học đánh giá nhiều hợp chất và nọc độc côn trùng trong công thức này khá nguy hiểm.
Ảnh: Bustle
Hy Lạp cổ đại
Người Hy Lạp cổ đại quan tâm đến tóc giả và thuốc nhuộm tóc hơn là tô son môi. Chỉ những cô gái hành nghề mại dâm mới tô son môi đỏ. Công thức chế tạo son thời kỳ này gồm thuốc nhuộm đỏ và rượu vang kết hợp với một số thành phần khá kỳ lạ như mồ hôi cừu, nước bọt con người hay phân cá sấu.
Thời trung cổ
Trong thời trung cổ, người ta hướng nhiều hơn về son dưỡng. Họ tạo ra hỗn hợp từ sáp ong và dầu, đôi khi thêm các loại thảo mộc có mùi thơm và cho một chút màu từ rượu vang đỏ. Đôi khi, họ sử dụng mỡ cừu. Hỗn hợp này có xu hướng tự nhiên và ít nguy hiểm hơn các công thức chế tạo son môi khác.
Mỹ
Từ thế kỷ 15 đến 18, phụ nữ Mỹ mút chanh để đôi môi đầy đặn và đỏ ửng, mặc dù phương pháp này cực kỳ có hại cho răng.
Nữ hoàng Anh Elizabeth I
Elizabeth I không chỉ là nữ hoàng vĩ đại của nước Anh, mà còn dẫn đầu xu hướng làm đẹp cho phụ nữ thời kỳ này. Thế kỷ 16, bà sáng tạo cách làm đẹp diện mạo bằng khuôn mặt trắng như phấn và đôi môi màu đen tương phản.
Nữ hoàng tin rằng màu đen có sức mạnh ma thuật, có thể tránh khỏi mọi điều đen đủi, kể cả cái chết. Son môi bà dùng chủ yếu được tạo ra từ sáp ong và thuốc nhuộm thực vật. Công thức son môi bao gồm cochineal - một loại côn trùng, kẹo cao su Ả Rập (nhựa cây cứng), lòng trắng trứng và sữa. Bà phát minh chì kẻ môi bằng cách trộn thạch cao với sắc tố đỏ, sau đó để nó khô dưới ánh mặt trời rồi vẽ lên môi.
Nhiều thỏi son thời đó được tìm thấy trong thành phần có chứa chì cacbonat, chất gây độc cho cơ thể. Sau khi nữ hoàng Elizabeth qua đời, nhiều nhà nghiên cứu phát hiện lượng lớn chì trên môi bà. Giáo hội sau đó cấm dùng son môi.
Thời đại Nữ hoàng Victoria
Thời kỳ Nữ hoàng Victoria vào cuối những năm 1800 tiếp tục cấm sử dụng son môi đỏ khi cho rằng đó là vật dụng làm đẹp của gái mại dâm. Tuy nhiên vẫn có người làm trái quy định này, ví dụ nữ diễn viên người Pháp Sarah Bernhardt thoa son môi tại các quán cà phê và trên đường phố.
Năm 1915, cây son đầu tiên trong ống kim loại trượt đã được Maurice Levy phát minh và đưa vào thị trường. Son môi trở nên phổ biến, cũng dễ dàng mang theo. Công thức khi ấy của son môi là côn trùng nghiền nát trộn sáp ong và dầu ô liu. Hỗn hợp này sẽ bị ôi trên môi chỉ sau vài giờ bôi, tuy nhiên cũng không ngăn được phụ nữ sử dụng nó để làm đẹp.
Thúy Quỳnh (Theo Bustle)
Phụ nữ Ai Cập cổ đại nghiền nát đá quý bôi lên môi hoặc nghiền kiến đỏ, bọ cánh cứng trộn với nước ép giúp môi đỏ mọng. máy hủy tài liệu giá rẻ
Trả lờiXóaNhiều thỏi son thời đó được tìm thấy trong thành phần có chứa chì cacbonat, chất gây độc cho cơ thể May xoa nen be tong
Trả lờiXóa